Trong giới thể thao nói chung và Esports nói riêng, đam mê và sự cạnh tranh là những yếu tố đưa các ngành công nghiệp này lên tầm cao mới, đặc biệt là với trường hợp của nội dung thể thao điện tử khi thế giới ngày càng phát triển. Đi đôi với việc phát triển vượt bậc như vậy, Esports cũng tồn tại rất nhiều mặt tối, và điển hình nhất chính là hành vi dàn xếp tỉ số. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu năm vụ bê bối bán độ, đã gây chấn động lịch sử Esports và vẫn còn là một cú 'shock' mỗi khi nhắc lại vào bất cứ thời điểm nào.
Đây có thể coi là vụ drama 'đố bạn' nổi tiếng nhất trong lịch sử hình thành và phát triển của tựa game CS:GO (nay là CS2). Năm 2014, đội tuyển iBuyPower đã cố tình để thua trong một trận đấu dù được đánh giá cao hơn hẳn đối thủ. Sự việc này nhanh chóng bị phanh phui khi nhà báo Esports Richard Lewis tiết lộ các bằng chứng cho thấy các thành viên của iBuyPower đã đặt cược vào kết quả trận đấu của chính mình. Vụ việc đã gây nên một làn sóng phẫn nộ vô cùng lớn tại thời điểm đó, và hình phạt cho các cựu tuyển thủ tham gia là bản án cấm thi đấu suốt đời khỏi các sự kiện do Valve tổ chức.
Lee "Life" Seung-Hyun, một trong những game thủ StarCraft II vĩ đại nhất từng được biết đến với biệt danh "King of Zerglings". Thậm chí, anh chàng còn được các fan của StarCraft II ví như Faker của dòng game này vì những cống hiến và thành tích mà anh đạt được trong suốt khoảng thời gian còn thi đấu. Thế nhưng, cộng đồng Esports quốc tế đã vô cùng ngỡ ngàng trước thông tin anh bị bắt vào năm 2016 vì liên quan đến bán độ. Tại thời điểm đó, Life đang ở đỉnh cao sự nghiệp và vụ bê bối này đã chính là dấu chấm hết không chỉ cho sự nghiệp mà còn là cả cuộc đời của anh. Bởi lẽ, Hàn Quốc xử phạt rất nghiêm trước các hành vi bán độ. Đi kèm với bản án cấm thi đấu, Life cũng phải chịu án tù cho hành vi của mình.
Tưởng chừng như các vụ bán độ chỉ có ở làng Esports quốc tế, thế nhưng mới đây, người hâm mộ thể thao điện tử Việt Nam đã vô cùng sửng sốt trước thông tin giải đấu VCS 2024 phải tạm hoãn để tiến hành điều tra. Vụ việc còn nghiêm trọng đến mức, chính cha đẻ Riot Games cũng phải vào cuộc và tiến hành một cuộc 'thanh trừng' tập thể. Kết quả mới nhất được cập nhật vào đầu tháng 6/2024 cho thấy, có đến 32 game thủ bị đình chỉ do nghi ngờ gian lận, dàn xếp tỉ số trong các trận đấu. Sự kiện này không chỉ gây rúng động cộng đồng game thủ Việt Nam mà còn khiến cho nhiều người hâm mộ quốc tế phải suy ngẫm về tính minh bạch và công bằng trong chính tựa game có nền Esports hùng mạnh nhất thời điểm hiện tại là LMHT.
Năm 2020, Ủy ban Liêm chính Esports (ESIC) đã phải phối hợp cùng FBI mở cuộc điều tra bán độ quy mô lớn trong cộng đồng CSGO Bắc Mỹ. Mục tiêu nhắm vào hai nhóm đối tượng: tuyển thủ tự đặt cược cho đội nhà và tuyển thủ bị mua chuộc để dàn xếp tỉ số. Vụ việc này lớn đến nỗi nó đã khiến cả cộng đồng CS:GO năm đó phải hoang mang. Tuy nhiên chi tiết và sự thật của vụ việc này lại không được công bố rộng rãi do có dính đến Cục Điều Tra Liên Bang Mỹ (FBI). Dù rằng kết quả điều tra ra sao, án phạt cho những ai 'nhúng chàm' có nặng đến thế nào, vụ bê bối này đã giáng một đòn rất mạnh vào tình hình Esports trên toàn thế giới, nơi bán độ đang dần diễn ra với tần suất ngày một dày đặc và tinh vi hơn.
Có lẽ thời điểm năm 2012, Esports vẫn còn là một khái niệm khá xa lạ với các game thủ Việt. Tuy nhiên tại 'Xứ sở Kim Chi', đội tuyển AHQ Korea đã vướng vào một scandal sắp xếp tỉ số vô cùng căng thẳng. Các tuyển thủ trong đội đã cố tình thua và hưởng lợi từ các phi vụ cá cược. Sự kiện này không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự nghiệp của các game thủ mà còn gây tổn hại lớn đến uy tín của giải đấu tại Hàn Quốc. Và cũng chính từ scandal này, Hàn Quốc từ đó cũng đã thắt chặt và đưa ra các hình phạt cực kỳ nặng để trừng phạt bất cứ hành vi bán độ nào trong thể thao, kể cả là Esports tại đất nước này.
Esports, mặc dù là một ngành công nghiệp đầy hứa hẹn và mang lại niềm vui cho hàng triệu người hâm mộ trên toàn thế giới không kém gì với thể thao truyền thống, song nó cũng không tránh khỏi những thách thức về mặt pháp lý và cả đạo đức của tuyển thủ tham gia. Các vụ bê bối liên quan đến bán độ không chỉ làm suy giảm niềm tin của người hâm mộ, mà còn tạo ra những hệ quả lâu dài đối với các cá nhân và tổ chức liên quan. Chính từ những sai lầm này, cộng đồng Esports, hay xa hơn là các đơn vị quản lý tổ chức giải đấu và chính quyền các nước cần rút ra bài học và xây dựng những quy định nghiêm ngặt hơn nhằm ngăn chặn các hành vi tiêu cực, qua đó góp phần làm sạch môi trường thi đấu và khẳng định tầm quan trọng của sự công bằng và minh bạch, từ đó duy trì sự phát triển bền vững và tích cực của ngành công nghiệp Esports trong tương lai.
Bản vá cuối cùng của Baldur's Gate 3 đã đến, mang đến khả năng chơi đa nền tảng, chế độ chụp ảnh và 12 lớp nhân vật phụ mới, mở rộng đáng kể trải nghiệm cho người chơi. Bản cập nhật lớn này hứa hẹn làm phong phú thêm thế giới Faerûn, đồng thời là chương cuối cùng trong việc bổ sung nội dung mới cho trò chơi.
Chúng ta đã bước sang năm 2025, và cũng như những năm trước, có khá nhiều tựa game sắp ra mắt đáng để mong đợi.
14 Tựa game giống Genshin Impact để bạn đắm mình trong năm 2025